Nhận xét Phật giáo

Nhà bác học Vật lý Albert Einstein có nhắc qua về Phật giáo trên tờ New York Times số ra 09.11 năm 1930 như sau[22]:

...một người được giác ngộ bởi tôn giáo, đối với tôi có vẻ như là người cố gắng đến khả năng cực đại của bản thân, giải thoát mình khỏi những xiềng xích của những ham muốn ích kỷ của mình và đi sâu, chìm đắm trong những suy nghĩ, cảm xúc và nguyện vọng, những cái mà người đó luôn giữ chặt, vì giá trị của siêu-cái tôi cá nhân (gọi tắt là X). Tôi thấy rằng, dường như cái quan trọng là sức mạnh của những thứ (nội dung) nằm trong X... chứ không cần quan tâm đến bất kỳ một nỗ lực nào được thực hiện để thống nhất những điều này với một đấng Thiên chúa, nếu không thì nó có thể không khả thi khi tính Phật và Spinoza là như loại hình tôn giáo (nhân cách). Theo đó, người mộ đạo theo cảm giác (có ý thức) rằng, họ không hề nghi ngờ gì về tầm quan trọng của các đối tượng nằm trong X này và về các mục tiêu, cái mà không cần và cũng không có đủ khả năng xây dựng nên dựa trên một nền tảng khoa học hợp lý... Theo cách hiểu này, tôn giáo là nỗ lực lâu đời của nhân loại để trở nên rõ ràng và được nhận thức hoàn toàn đầy đủ về những giá trị và mục tiêu, và không ngừng củng cố cũng như mở rộng ảnh hưởng của nó. Nếu mọi người quan niệm về tôn giáo và khoa học theo những định nghĩa này, thì một cuộc xung đột giữa tôn giáo và khoa học dường như là không thể. Vì đối với khoa học chỉ có thể xác định nó "là gì", chứ không phải nó "nên là gì"...

Friedrich Nietzsche chỉ trích Phật giáo làm thúc đẩy những thứ mà ông gọi là thuyết hư vô (nihilism)[23]. Ông cho rằng, Phật giáo có thể được mô tả như một nỗ lực, thông qua sự kiềm chế từ hành động, để thoát khỏi đau khổ và đi vào trạng thái không tồn tại một cách tuyệt đối, cái mà ông phê phán và cho rằng đó là sự trốn chạy hèn nhát trước thực tại.

Nhà bác học Vật lý Albert Einstein đã nghiên cứu Phật giáo qua các sách báo của các học giả Phật học của người Âu Mỹ viết, đáng kể là triết gia người Đức Schopenhauer Arthur (1788-1860), tiến sĩ người Đức Paul Carus (1852-1919), viện sĩ hàn lâm người Nga Vasily Vasaliyey (1818-1900)... Einstein đã phát biểu về Phật giáo như sau[24]:

Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó... Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình theo xu hướng khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học... Tôi là một người không tôn giáo. Nhưng nếu có Tôn giáo thì Tôi phải là một Phật tử. Vì những gì Tôi hiểu biết bây giờ thì mấy ngàn năm qua Kinh Phật đã nói hết rồi.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phật giáo http://media.johnwiley.com.au/product_data/excerpt... http://www.weiwuwei.8k.com/ http://www.berzinarchives.com/islam/history_afghan... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/83184 http://www.daophatngaynay.com/vn/kinh-dien/van-hoc... http://www.daophatngaynay.com/vn/phat-phap/giao-ph... http://books.google.com/books?id=GEKd4iqH3C0C&dq=h... http://books.google.com/books?id=v0Rpvycf1t0C http://www.quangduc.com/lichsu/72bophai02.html http://www.saigon.com/~anson/ebud/mfneng/mind0.htm